Tuesday, April 28, 2020

Cách kê đặt tư thế cho bệnh nhân đột quỵ

1. Giới thiệu
Mục đích của kê đặt tư thế là để tạo thuận cho việc phục hồi tốt nhất bằng cách điều biến trương lực cơ, cung cấp thông tin cảm giác thích hợp, tăng nhận thức về không gian và phòng ngừa biến chứng như loét đè ép, co rút, đau, những vấn đề về hô hấp và hỗ trợ ăn uống an toàn.
Đặt tư thế đúng có thể giúp làm giảm nguy cơ:
· Hít sặc
· Co rút
· Loét đè ép
· Đau vai
· Phù nề ngọn chi
2. Mục đích của đặt tư thế
· Bình thường hóa hoặc giúp giảm tình trạng tăng trương lực cơ bất thường có ảnh hưởng lên cơ thể
· Duy trì trục của hệ xương
· Phòng ngừa, chỉnh sửa biến dạng hệ xương
· Khuyến khích tăng dần khả năng chịu đựng ở tư thế mong muốn
· Tăng cường kích thích ở bên liệt
· Tăng nhận thức không gian
· Giúp bệnh nhân thoải mái
· Tạo thuận cho các mẫu vận động bình thường
· Kiểm soát các mẫu vận động bất thường
· Kiểm soát áp lực
· Giảm sự mệt mỏi
· Tạo thuận chức năng hệ thần kinh thực vật (tim mạch, tiêu hóa và hô hấp)
· Tạo thuận chức năng tối đa
· Cải thiện khả năng tương tác với môi trường xung quanh
3. Ai chịu trách nhiệm
· Tất cả các thành viên của nhóm đa chuyên ngành
· Đội ngũ điều dưỡng đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo bệnh nhân tuân thủ suốt 24h
4. Các cách kê đặt tư thế 
 Tư thế thích hợp nhất cho bệnh nhân đột quỵ vẫn còn chưa rõ ràng. Không có bằng chứng thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên (RCT) ủng hộ cho khuyến cáo bất kì tư thế nào tối ưu hơn tư thế nào khác nhưng có 5 tư thế chính được khuyên dùng, theo một nghiên cứu của các kỹ thuật viên vận động trị liệu cho thấy các tư thế được khuyến khích dùng phổ biến nhất là: ngồi trên ghế (98%); nằm nghiêng bên lành sau đó là nằm nghiêng bên liệt. Ngồi trên xe lăn và nằm ngửa thường ít được khuyên dùng hơn.
4.1. Ngồi trên ghế hoặc ngồi trên xe lăn
(98% CI 97 to 100%) or (78%, 95% CI 74 to 82%)
Điều quan trọng là bệnh nhân cần được tạo thuận hỗ trỡ ngồi sớm ngay khi họ có khả năng. Ngồi ra ngoài là rất cần thiết để tăng cường khả năng chịu đựng, mang lại kích thích tối đa, đem đến cho người bệnh cảm giác bình thường.
· Đầu đưa ra trước khung chậu
· Hông đạt 90 độ
· Đầu gối gấp 90 độ
· Duỗi nhẹ vùng thắt lưng
· Bàn chân ở vị trí trung gian và được hỗ trợ
· Trọng lượng được phân bố đều ở 2 bên mông
· Cánh tay nên đưa ra trước và được hỗ trợ
4.2. Nằm nghiêng sang bên lành
(97%, 95% CI 95 to 98%)
· Tay bên liệt nên được đưa về phía trước, giữ cho khuỷu tay thẳng và được hỗ trợ bằng một chiếc gối
· Chân bên liệt nên được đưa về phía trước để tránh việc người bệnh bị ngả ngược về phía sau, đầu gối gấp và chân được hỗ trợ bởi gối
· Một chiếc gối nhỏ có thể được đặt dưới hông của bệnh nhân để duy trì trục của cột sống
· Hỗ trợ kê gối dưới đầu thích hợp, có thể dùng 2 chiếc gối nếu cần
4.3. Nằm nghiêng sang bên liệt
(92%, 95% CI 89 to 95%)
· Khuyến khích đưa vài liệt ra trước để trọng lượng cơ thể dồn lên xương bả vai mà không phải là đỉnh của khớp vai
· Đặt một hoặc 2 chiếc gối dưới đầu
· Chân liệt được đặt sao cho đùi thẳng với thân mình và gối gấp nhẹ
· Chân lành nên được đưa về phía trước với gối gấp, dùng một chiếc gối nâng đỡ chân lành phía trên chân liệt để giúp bệnh nhân thoải mái. Điều này sẽ giúp tránh cho bệnh nhân bị ngửa về phía sau
· Cuối cùng, gập cổ nhẹ để đưa đầu về trước một chút.
4.4. Nằm ngửa
(67%, 95% CI 63 to 72%)
· Đây là tư thế dường như gây tăng co cứng nhất, nhưng một số bệnh nhân thích nằm ngửa một lát và nó cũng là tư thế cần thiết trong một số trường hợp điều trị.
· Đặt 2 chiếc gối dưới đầu của bệnh nhân và giúp đầu người bệnh gập nhẹ về phía trước bên lành sau đó quay nhẹ nhàng đầu về phía trước sang bên liệt nhưng không dùng lực
· Một chiếc gối nhỏ được đặt dưới mông của bên liệt, chiếc gối này chỉ nên kéo dài tới đầu gối, điều này sẽ giúp thư giãn chân liệt và tránh khớp háng bị xoay ngoài
· Đặt một chiếc gối dưới cánh tay liệt, giữ thẳng khuỷu nếu có thể, lòng bàn tày hướng lên trên.
· Giường bệnh nên được điều chỉnh chiều cao sao cho có thể khuyến khích sự độc lập và giữ an toàn cho bệnh nhân, gia đình và người chăm sóc.
4.5. Ngồi trên giường
· Ngồi trên giường chỉ nên là mục tiêu trong thời gian ngắn
· Phải ngồi thẳng và được hỗ trợ hợp lý bởi gối
· Cân nhắc sử dụng gối hỗ trợ cho tay và đầu gối

Ngồi và nằm
Đâu là điểm khác biệt
· Khi ngồi, gần như trọng lượng nửa cơ thể được hỗ trợ trên 8% diện tích ngồi hoặc gần ụ ngồi (Crow, 1988)
· Do vậy, áp lực giữa bề mặt khi ngồi là cao hơn
Phân bố trọng lượng khi ngồi bình thường
· Mông và đùi 75%
· Bàn chân (đặt phẳng trên mặt sàn) 19%
· Lưng 4%
· Cánh tay 2%
· Tổng 100%
Giải phóng áp lực
· Bệnh nhân đột quỵ dễ bị loét đè ép
· Lượng giá và đưa ra quyết định chọn loại đệm thích hợp để sử dụng nhằm:
- Phòng tránh tổn thương da sau này
- Để hỗ trợ việc hàn gắn tổn thương
- Tạo thuận cho người bệnh ngồi được nhiều nhất có thể
Tham khảo cách kê đặt tư thế cho bệnh nhân đột quỵ:
hoặc hướng dẫn của Everpharma theo link sau: 
Video mang tính chất tham khảo, trên thực tế lâm sàng có nhiều cch kê đặt khác nhau, nhưng đều dựa trên một số nguyên tắc chung về kê đặt tư thế đã nêu ở trên bài viết.

Nguồn: Physio-pedia.com

No comments:

Post a Comment

Bài tập cho người đau lưng - Bài tập Williams

Bài tập lưng Williams, còn được gọi là bài tập gập bụng hoặc bài tập thắt lưng Williams (Williams back exercises or Williams flexion or lum...