Thursday, April 23, 2020

Phục Hồi Chức năng Tổn Thương Dây Chằng Chéo Sau (Không Phẫu Thuật)

A. Dụng cụ chỉnh hình 
  1. Chỉ bất động đầu gối khi cần thiết
  2. Nẹp gối dạng bản lề khi tập luyện và thực hiện các hoạt động hàng ngày

Hình 1: Ví dụ nẹp gối dạng bản lề

B. Chịu trọng lượng 
     Tăng dần khi chịu đựng được với dáng đi bình thường

C. Vật lý trị liệu: 
  1. Chườm lạnh, kích thích điện
  2. Băng ép và nâng cao chân khi cần kiểm soát đau và phù nề
  3. Chườm đá 20 phút sau các bài tập
  4. Có thể sử dụng lích thích điện nếu cần cải thiện thần kinh cơ
  5. Nhiệt nóng có thể dùng sau sớm nhất 48 giờ (lưu ý đánh giá tình trạng khớp gối trước sử dụng)
D. Tầm vận động 
  1. Tăng đần theo mức độ chịu đựng của BN
  2. Lưu ý khi di động xương chày tránh làm căng dây chằng
  3. Không tập các bài tập có kháng trở với cơ hamstring
E. Các bài tập: 
  1. Tập gồng cơ tứ đầu đùi 
    Hình 2: Tập gồng cơ tứ đầu đùi

      2. Duỗi gối tối đa bằng cách để chân thẳng, đặt cuộn khăn dưới gót chân (Heel prop), hoặc nằm               sấp đưa cẳng chân ra ngoài giường (Prone hang); các bài tập kéo giãn cơ bụng chân và cơ                    hamstring.
            
            Hình 3: Heel prop

           
            Hình 4: Prone hang 

     3.  Nâng chân lên ở tư thế duỗi thẳng gối:
         - Theo tất cả các mặt phẳng (lưu ý trong trường hợp tổn thương phối hợp thêm các dây chằng khác)
          - Tăng dần kháng trở theo mức chịu đựng của BN

          

          Hình 5: Nâng chân lên ở tư thế duỗi thẳng gối

      4. Tập gồng cơ tĩnh với cơ tứ đầu ở các vị trí gối gấp 20, 40 và 60 độ
      5. Tập co cơ tứ đầu đẳng trương từ 60 đến 0 độ
           - Tăng dần kháng trở theo mức chịu đựng của BN
      6. Tăng sức bền cho tim mạch bằng các bài tập tay
      7. Không tập các bài tập có kháng trở với cơ hamstring

Giai đoạn II: Tuần 3-6
A. Dụng cụ chỉnh hình: 
     - Tiếp tục sử dụng nẹp gối dạng bản lề liên tục
B. Chịu trọng lượng: 
     - Tăng dần đến trọng lượng tối đa tùy theo mức chịu đựng của bệnh nhân
C. Vật lý trị liệu 
     - Tiếp tục thực hiện như giai đoạn I khi cần thiết.
D. Tầm vận động 
     - Tăng dần đến hết tầm vận động chủ đông và thụ động 
E. Các bài tập: 
     1. Tập đạp xe tại chỗ khi tầm vận động cho phép

     
     Hình 6: Tập đạp xe đạp tại chỗ 
     2. Tì chân
         - Hai bên
         - Tăng dần kháng trở theo mức chịu đựng của bệnh nhân
     3. Tập kháng trở với cơ tam đầu cẳng chân
     4. Tập mạnh cơ với các bài tập chuỗi động đóng
         - Squats ở tư thế dựa lưng vào tường, squats nhỏ, bước chân lên trước, lunges
         - Tăng dần theo mức chịu đựng của bệnh nhân
              
     Hình 7: Squats ở tư thế dựa lưng và tường ;          Hình 8: Squats nhỏ
    
      Hình 9: Lunges Hình                                                      10: Bước chân lên trước

     5. Thăng bằng/ cảm thụ bản thể
        - Tập thăng bằng khi đứng cả hai chân, sau chuyển đứng một chân 
        - Tiến dần đến nhắm mắt và tập trên bề mặt không bằng phẳng.
    6. Bắt đầu tập co cơ hamstring đẳng trương với gối gấp từ 0 đến 60 độ, chú ý chỉ tập kháng trở NHẸ
     7. Thể thao dưới nước

Giai đoạn III: Tuần 7-12 (Tập mạnh cơ)
A. Dụng cụ chỉnh hình 
    1. Tiếp tục sử dụng nẹp bản lề PCL chỉ khi tập phục hồi chức năng và khi thực hiện các hoạt động chức năng
     2. Sử dụng nẹp ngắt quãng cho các hoạt động hàng ngày
B. Chịu trọng lượng: 
     - Chịu trọng lượng tối đa theo mức chịu đựng của BN
C. Vật lý trị liệu 
     - Tiếp tục khi cần thiết
D. Tầm vận động 
     - Duy trì tầm vận động chủ động và thụ động tối đa
E. Các bài tập 

  1. Tiếp tục các bài tập giai đoạn II theo mức chịu đựng của BN, tăng dần kháng trở và tần số
  2. Có thể tăng dần kháng trở lên cơ hamstring, tăng đến tối đa nếu được.
  3. Có thể bắt đầu đi bộ dưới hướng dẫn và giám sát của KTV
Giai đoạn IV: Từ tuần thứ 13
A. Dụng cụ chỉnh hình: 
     - Tiếp tục dùng nẹp với các hoạt động và các bài có nguy cơ cao cho tới khi có chỉ định bỏ nẹp của bác sĩ
B. Bài tập: 
    1. Tăng dần các bài tập giai đoạn III theo mức chịu đựng của BN
    2. Bắt đầu chơi lại thể thao với các môn nhẹ nhàng
        - Plyometrics
        - Shuttle Bounding
        - Golf, chạy bộ

Lưu ý: Quy trình tập có tính chất tham khảo cho trường hợp tổn thương PCL đơn thuần, cần được thay đổi phụ thuộc tình trạng bệnh nhân. Không tự ý thực hiện tập luyện theo quy trình mà cần có sự lượng giá, theo dõi của Bác sĩ và KTV Phục hồi chức năng khi tập.

No comments:

Post a Comment

Bài tập cho người đau lưng - Bài tập Williams

Bài tập lưng Williams, còn được gọi là bài tập gập bụng hoặc bài tập thắt lưng Williams (Williams back exercises or Williams flexion or lum...